Chùa Xiêm Cán: Ngôi chùa đặc biệt với kiến trúc độc đáo

Chùa Xiêm Cán nằm tại ấp Biển Đông B, xã Vĩnh Trạch Đông, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu, là công trình kiến trúc nổi bật và là nơi tổ chức các lễ hội hàng năm của người Khmer. Chùa có khuôn viên rộng 4 ha, là quần thể kiến trúc tôn giáo lớn bậc nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

1. Vị trí Chùa Xiêm Cán

Chùa Xiêm Cán nằm cách trung tâm thành phố Bạc Liêu khoảng chừng 7km về hướng Đông tại ấp Biển Đông B, xã Vĩnh Thạnh Đông. Đây là một tuyến đường kết nối nhiều điểm đến nổi tiếng như Vườn chim Bạc Liêu, nhà Công tử Bạc Liêu.

Dựa theo ghi chép trên bia đá được tạc bằng chữ Khmer cổ ở hai mặt trước và sau đặt bên phải chính điện thì chùa Xiêm Cán được khởi ng xây dựng vào ngày 7 tháng 5 dương lịch năm 1887. Tuy không phải là ngôi chùa Khmer cổ nhất ở khu vực này, nhưng Chùa Xiêm Cán luôn là điểm dừng chân của du khách mỗi khi đặt chân đến Bạc Liêu, chính bởi những đường nét hoa văn tinh xảo, lối kiến trúc độc đáo.

2. Lịch sử hình thành

Dựa theo ghi chép trên bia đá được tạc bằng chữ Khmer cổ ở hai mặt trước và sau đặt bên phải chính điện thì chùa Xiêm Cán được khởi công xây dựng vào ngày 7 tháng 5 dương lịch năm 1887. Tuy không phải là ngôi chùa Khmer cổ nhất ở khu vực này, nhưng Chùa Xiêm Cán luôn là điểm dừng chân của du khách mỗi khi đặt chân đến Bạc Liêu, chính bởi những đường nét hoa văn tinh xảo, lối kiến trúc độc đáo.

Theo tâm tư nguyện vọng cũng như sự đề bạt chân thành của bà con. Pháp sư Thạch Mau về trụ trì chùa và trở thành vị trụ trì đầu tiên của chùa Xiêm Cán. Đến nay, ngôi chùa Khmer đẹp ở miền Tây này đã trải qua 9 đời trụ trì và một vài lần trùng tu, sửa chữa. Vốn dĩ lúc xây dựng, ngôi chùa Xiêm Cán có tên tiếng Khmer Komphisako, tức là biển sâu, ý nghĩa là sự sâu xa, sự uyên bác của trí tuệ nhà phật. Ngoài tên gọi Komphisako, chùa còn có tên theo địa danh là Komphirsakor Prét Chru. Prét có nghĩa là “sông”, còn Chru có nghĩa là “sâu”, ghép lại là “sông sâu”.

Thời gian sau, có một bộ phận người Hoa người gốc Triều Châu (Trung Quốc) đến định cư, vì tiếng Khmer khó đọc nên họ đã dịch từ Prét Chru sang Xiêm Cán (Xiêm Cán này là “giáp nước”, ý nói một ngôi chùa ngự trên một vùng đất ngay bên cạnh bãi bồi ven biển). Giải nghĩa cho điều ngày là do khi xưa chùa Xiêm Cán chỉ cách bờ biển khoảng 500m. Xong, do bờ biển Bạc Liêu là dòng biển bồi nên bây giờ khoảng cách từ chùa đến bờ biển gần 5km.

3. Ngôi chùa với kiến trúc đặc biệt

Giống với những ngôi chùa Khmer khác trên khắp đồng bằng Sông Cửu Long, chùa Xiêm Cán mang dấu ấn đậm nét của kiến trúc Angkor (Campuchia). Từ xa nhìn lại, tổng thể ngôi chùa có rất nhiều ng trình kiến trúc khác nhau nhưng đều mang chung hơi thở của kiến trúc Angkor. Từng hạng mục ng trình: tường thành bao quanh, cổng chùa, chính điện, cột trụ biểu, giảng đường… đều rất truyền thống, cùng nhau quay mặt về hướng Đông. Ngay điểm này cũng là một phần trong truyền thống của người Khmer. Người Khmer tin rằng con đường tu thành chính quả của Phật bắt đầu từ phía Tây sang phía Đông nên hầu hết các chùa chiền, đền đài, miếu mạo của người Khmer đều có hướng chính là hướng Đông.

Từ phía bên ngoài chùa bước vào, ng trình đầu tiên mà du khách bắt gặp là cổng tam quan khá bề thế của ngôi chùa. Những phù điêu đắp nổi trên cổng càng khiến sự uy nghiêm cùng lộng lẫy tăng lên vài phần. Trên đỉnh giữa cổng là hình đức Phật được chạm khắc tỉ mỉ. Hai tượng chim thần Krut được dùng làm bệ đỡ cho đỉnh chính tháp khắc Phật ở giữa. Đây là hình ảnh rất quen thuộc ở tam quan của những ngôi chùa mang kiến trúc Angkor tiêu biểu.

Xuyên qua cổng tam quan của ngôi chùa, du khách sẽ được sải bước trên con đường rợp bóng cây cổ thụ xanh mát ở hai bên. Chính điện chùa Xiêm Cán nằm ngay trung tâm của khuôn viên, được xây theo hình chữ nhật, rộng 18m, dài 36m, quay mặt về hướng Đông. Chính điện không có cửa ở giữa mà có cửa ở hai bên để tránh đi việc ánh nắng chiếu thẳng vào bàn thờ Phật bên trong. Bên trong chính điện có tới 100 cây cột tròn chống mái, phía trên đỉnh mỗi cột, nơi tiếp giáp cột và mái nhà, đều có một chiếc đầu của rắn thần Nagar đang ngóc lên. Rắn thần Nagar xuất hiện trong chính điện là một điều khá hiếm thấy. Tương truyền Nagar vốn là loài hung tợn được Đức Phật cảm hóa. Hình tượng rắn thần ngóc đầu lên như vậy mang ý nghĩa rất thú vị. Đây là lời thỉnh cầu Đức Phật dừng lại tại chùa để ban phước. Cùng với lời thỉnh cầu, rắn thần Nagar còn được coi là linh vật chống đỡ và bảo vệ chính điện.

Bên trong chính điện được bày biện đơn giản mà không sơ sài. Một bàn thờ 3 tầng ở chính giữa, phía trên là bệ tượng cao gần 2m được chia thành bảy bậc. Trên bệ thờ là tôn tượng Đức Phật Thích Ca lớn, phía dưới là các tượng Phật nhỏ diễn tả các thời kì hóa thân của Đức Phật. Trần và vách, cột chính điện đều được trang trí bằng những bức phù điêu cầu kì, sặc sỡ. Các bức bích họa trên vách tường được vẽ tỉ mỉ miêu tả lại cuộc đời của Đức Phật từ khi ra đời cho đến khi tu thành chính quả.

Một hạng mục ng trình đáng chú ý khác tại chùa Xiêm Cán là Sala (giảng đường, nhà hội) và hai tăng xá. Được xây dựng lên bằng nhiều loại gỗ quý từ năm 1997, nơi đây được dùng để nghỉ ngơi sau những giờ tụng kinh. Hai ng trình này cũng được trang trí tỉ mỉ bằng những hoa văn, phù điêu… tỉ mỉ lộng lẫy không kém chính điện.

Chùa Xiêm Cán sở hữu kiến trúc đẹp mắt, đầy tính nghệ thuật hòa chung với những nét truyền thống nổi bật chắc chắn sẽ làm du khách ấn tượng và choáng ngợp khí đến đây. Chúc cho du khách có một chuyến đi thuận lợi.

» Tham khảo ngay: TOUR HÀNH HƯƠNG CHA DIỆP – MẸ NAM HẢI – CHÙA XIÊM CÁN – NHÀ HÁT BA NÓN LÁ – NHÀ CÔNG TỬ BẠC LIÊU – CÁNH ĐỒNG QUẠT GIÓ BẠC LIÊU 1N1Đ

Trả lời

Chat ngay